banner1.jpg banner4.jpg banner5.jpg baner2.jpg banner3.jpg

Tin Inox Đoàn - Cam Ranh ( 24 năm làm căn cứ quân sự của Liên Xô )

Thứ Sáu, 03/01/2014 12:03

( Inox Đoàn ) - Năm 1979 - 2002, Cam Ranh được Liên Xô (và sau này là Nga) thuê làm căn cứ quân sự của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.

Chuyển giao Trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm ở Cam Ranh 
Căn cứ bí mật của tàu ngầm Hà Nội



( Inox Đoàn ) - Cuối năm 1978, nhóm sĩ quan đại diện cho các tổng cục của Bộ Tư lệnh Hải quân và của Hạm đội Thái Bình Dương đáp máy bay sang Việt Nam để ngày 30/12 đã thỏa thuận xong và ký biên bản ghi nhớ làm cơ sở đàm phán xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật.

Cuối năm 1978, Liên Xô đã ký thỏa thuận với Việt Nam về việc xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật tại Cam Ranh. Theo đó, quân cảng này là nơi tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, tàu hộ tống cùng nhiều máy bay trinh sát, vận tải và máy bay mang tên lửa của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.



( Inox Đoàn ) - Tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Tuy nhiên, hạ tầng ở khu vực này đã bị phá hủy sau khi quân đội Mỹ rút đi. Trong ảnh là tàu căn cứ nổi "Ivan Vakhrameev" đề án 1886 tại Cam Ranh đầu những năm 1980.



( Inox Đoàn ) - Tháng 12 năm 1979. Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorshkov, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam. Trong ảnh là Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Giáp Văn Cương đón đoàn.

Tháng 12/1979, Đô đốc S.G.Gorshkov - Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đã đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam. Sau đó, ông đã dành một ngày thăm căn cứ Cam Ranh. 


Một khu trục hạm thuộc đề án 956 trong vịnh Cam Ranh.

Tháng 4/1980, phân đội đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương gồm 54 người đến đây và 4 tháng sau được bổ sung 24 người thuộc bộ phận thông tin liên lạc. Trong ảnh là khu trục hạm thuộc đề án 956 trong vịnh Cam Ranh năm 1982.



Năm 1985. Cầu tàu quân cảng căn cứ Cam Ranh, nhìn từ trên boong tàu "Vasili Chapaev".

Cầu tàu quân cảng Cam Ranh nhìn từ trên boong tàu "Vasili Chapaev".



Những năm 1980-1981, tàu ngầm và các loại tàu mặt nước, tàu căn cứ, tàu công bnh xưởng nổi trước bến quân cảng Cam Ranh.

Cam Ranh lúc nào cũng tấp nập tàu ngầm, tàu căn cứ, tàu công binh... 



Tuần dương hạm tên lửa đề án 1134 "Vlapostok" đón và hộ tống tàu ngầm tiến vào căn cứ Cam Ranh.
tàu ngầm diezen B-427, "Scorpion", đề án 641. tàu thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm số 38-binh đoàn 17 trú đóng tại Cam Ranh



Tàu ngầm diezel B-427 "Scorpion" thuộc biên chế sư đoàn tàu ngầm số 38-binh đoàn 17 trú đóng tại Cam Ranh

( Inox Đoàn) - Cam Ranh, tháng 2 năm 1987-Thủy thủ đoàn số 379, sau 7 năm tiếp tục ghé Cam Ranh trên tàu "K-313" (đề án 670). Thủy thủ tập hợp đội ngũ trên boong nhân ngày Quân đội và Hải quân Xô viết, chỉ huy thủy thủ đoàn trước hàng quân. Hình dưới, người ở giữa-chỉ huy thủy thủ đoàn 379, trung tá Temnov V.P.



Do có khả năng cung cấp những dự trữ cần thiết cho các chiến hạm và tàu hộ tống đang làm nhiệm vụ tại biển Đông nên Cam Ranh đã trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ Biển Đông, nơi cách cảng gần nhất của Nga 2.500 hải lý.



( Inox Đoàn ) - Trạm đảm bảo kỹ thuật hậu cần (PMTO 922) về đêm. Hải đoàn 17 cùng với PMTO 922 đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch sử dụng sức mạnh của Hạm đội Thái Bình Dương nhằm giải quyết các nhiệm vụ chính trị và quân sự tại khu vực.



Ngày 3 tháng 5 năm 2002 trên sân bay Cam Ranh. Chuyến máy bay vận tải quân sự IL-76 cuối cùng "chở" các chuyên gia còn lại và các quân nhân Nga cùng với chủ tịch ủy ban thanh lý chuẩn đô đốc Ivliev A.N. Trên hình là cơ trưởng IL-76. phi công hạng nhất đại tá Kruze Valery Andreevitch.

( Inox Đoàn ) - Dù còn 3 năm nữa mới hết hợp đồng thuê Cam Ranh nhưng năm 2001, Nga đã quyết định rút khỏi căn cứ quân sự này. Ngày 2/5/2002, hai bên ký biên bản tiếp nhận - bàn giao các hạng mục tại Cam Ranh. Ngày 3/5, chuyến bay vận tải quân sự IL-76 cuối cùng chở các chuyên gia và các quân nhân Nga về nước.



( Inox Đoàn ) - Cam Ranh Ngày 4 tháng 5 năm 2002. Phà "Sakhalin-09" rời cầu cảng.Chuẩn đô đốc Eryomin, chỉ huy trưởng cuối cùng của căn cứ giơ tay chào những người đồng đội Hải quân Việt Nam: Tạm biệt và hẹn gặp lại.

Ngày 4/5/2002 - ngày cuối cho sự hiện diện quân sự của Nga tại Việt Nam - các quân nhân, chuyên gia Nga rời PMTO 922 trên ôtô trong tiếng nhạc bài "Các sĩ quan". Còn các chiến sĩ Vùng 4 Hải quân Việt Nam đứng nghiêm trên cầu cảng để tiễn những người bạn Nga. Trên boong "Sakhalin-09", Chuẩn đô đốc Eryomin, chỉ huy trưởng cuối cùng của căn cứ giơ tay chào những người đồng đội Hải quân Việt Nam.

về trang đầu

VnExpress.net