banner1.jpg banner4.jpg banner5.jpg baner2.jpg banner3.jpg

Tin Inox Đoàn - Được gì từ sân chơi SEA Games?

Thứ Năm, 26/12/2013 08:16

( Tin Inox Đoàn ) - Vừa tham dự kỳ SEA Games lần thứ 13 liên tiếp kể từ ngày hội nhập với sân chơi khu vực. Có quá nhiều thứ để nói về giải đấu “hội làng” như SEA Games nhưng một câu hỏi đến giờ các nhà quản lý thể thao nước nhà vẫn đang rất mơ hồ, mông lung sau mỗi kỳ SEA Games đi qua, là chúng ta đã được gì từ sân chơi này?

Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 27
Toàn cảnh SEA Games 27
SEA Games: Ngày hội "ao làng"
TTVN: "Mưa" tiền thưởng sau SEA Games 27
10 VĐV tiêu biểu của TTVN ở SEA Games 27
Chuyện chỉ có ở SEA Games 27
Thư SEA Games: Myanmar, xin chào và tạm biệt!
Tạm biệt Myanmar, hẹn gặp lại Singapore 2015

Kỳ 1: Quá khứ và hiện tại

( Inox Đoàn ) - Kể từ ngày trở lại với đấu trường SEA Games, mục đích tham dự của đoàn TTVN không chỉ những tấm huy chương để bằng anh, bằng em, mà còn là con đường hội nhập, khẳng định vị thế của một đất nước đang phát triển. Với ý nghĩa to lớn như thế, SEA Games thực sự là cần thiết, là bước đệm để TTVN và lớn hơn là nền kinh tế đi lên. Thế nhưng, sau hơn 20 năm, mục đích trên đã không còn…

Dấu ấn thời hội nhập

( Inox Đoàn ) - SEA Games lần thứ 15 diễn ra tại Kuala Lumpur (Malaysia) năm 1989, TTVN chính thức hội nhập trở lại. Khi đó, đoàn TTVN tham dự với 63 thành viên, trong đó gồm 43 VĐV dự tranh 8 môn (điền kinh, bơi, bắn súng, bóng bàn, bóng chuyền nữ, thế dục dụng cụ, quyền Anh và quần vợt). Với sự chuẩn bị chưa tốt và tham dự chỉ với mục đích chính là hội nhập, nên kỳ SEA Games đó chúng ta chỉ giành được 3 HCV, 11 HCB, 5 HCĐ, xếp hạng 7/9 toàn đoàn. Dù thành tích khiêm tốn, nhưng những tấm HCV khu vực đã mang lại niềm vui với hàng triệu người hâm mộ Việt Nam.

TTVN luôn cử lực lượng khủng tham dự SEA Games. 

( Inox Đoàn ) - Sau cú trở lại đó, TTVN bắt đầu có sự đầu tư nghiêm túc và đầy khí thế cho sân chơi SEA Games. Để không bị tụt hậu, TTVN đã chọn con đường “đi tắt, đón đầu”, tập trung vào những môn thể thao mũi nhọn có khả năng giành huy chương, sẵn sàng đầu tư kinh phí lớn cho những chuyến tập huấn nước ngoài để nâng cao thành tích.

( Inox Đoàn ) - Sự đầu tư ấy ngay lập tức thu trái ngọt. SEA Games lần thứ 17 tại Singapore, đoàn TTVN đã vươn lên hạng 6/10 quốc gia, giành được 9 HCV, gấp 3 lần kỳ trước. Tới SEA Games lần thứ 19 tại Indonesia năm 1999, số HCV đã nhảy vọt lên là 35 và vị trí chung cuộc là hạng 5/10. Bốn năm sau nữa, khi Đại hội trở lại Malaysia, lần đầu tiên TTVN vào tốp 4 với 33 HCV. Cùng sự hội nhập của các môn thể thao, bóng đá Việt Nam cũng gặt hái được nhiều thành công, với những tấm HCĐ, HCB nhưng quý chẳng kém gì vàng. Thế hệ vàng với những Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Hữu Thắng…đã khiến bao trái tim người Việt Nam thổn thức mỗi kỳ SEA Games đến.

Đỉnh cao về thành tích và cũng là sự khẳng định vị thế trong tốp đầu SEA Games của TTVN chính là kỳ đại hội được tổ chức trên sân nhà năm 2003. Với 158 HCV, 97 HCB và 91 HCĐ, đoàn TTVN lần đầu tiên vươn lên chiếm ngôi đầu thể thao Đông Nam Á.

Tốp đầu khu vực chẳng nói lên điều gì

( Inox Đoàn ) - Kể từ kỳ SEA Games tổ chức trên sân nhà tới nay, TTVN chưa bao giờ chúng ta bị bật khỏi tốp 3 khu vực. Kỳ SEA Games 27 lần này cũng không phải ngoại lệ, ngay cả khi đoàn TTVN bị “cướp” nhiều huy chương bởi công tác trọng tài, phải chia sẻ nhiều huy chương vì “luật bất thành văn” ở sân chơi khu vực.

Thế nhưng, sau những thành công này, các nhà quản lý của thể thao nước nhà có chiến lược nào để đưa TTVN bứt ra khỏi tầm khu vực? Đó thực sự là một bài toán đáng quan tâm hơn cả.

( Inox Đoàn) - Cứ nhìn vào thành tích ấn tượng xếp thứ 2 toàn đoàn (chỉ kém Thái Lan đúng 3 HCV) tại SEA Games 25, nhưng ngay sau đó tại sân chơi Asiad, TTVN lại thất bại thảm hại. TTVN chỉ giành được duy nhất 1 chiếc HCV của VĐV Lê Bích Phương ở môn karate. Cùng với 17 HCB, đoàn Việt Nam chỉ xếp thứ 23 trong tổng số 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi đó, nhìn sang nước láng giềng Thái Lan hay Malaysia, số lượng HCV lên tới chục chiếc.

Vị trí tốp 3 quá dễ với TTVN. Ảnh: SN

Còn ở đấu trường Olympic, với TTVN còn khó nhọc hơn rất nhiều, chỉ với 2 dấu ấn HCB ở Olympic 2000 và 2008 của Hiếu Ngân (taekwondo) và Hoàng Anh Tuấn (cử tạ).

Quả thực, Từ SEA Games hay thậm chí là cả Asiad đến Olympic luôn là một chặng đường dài nhiều nhiều gian nan, thử thách, không dễ để biến giấc mơ thành hiện thực. Một kế hoạch dài hơi nhằm phát triển TTVN 2010-2020 đã được ra đời cuối năm 2010, ngay sau khi TTVN thất bại thảm hại tại Asiad 16. Chiến lược này được kỳ vọng sẽ đưa TTVN thành công hơn nữa trên đấu trường quốc tế bằng những hành động rất cụ thể.

( Inox Đoàn ) - Bản chiến lược chủ yếu và việc xác định hướng đi của các môn thể thao thành tích cao và được xác định là bước chuyển mang tính căn bản cho TTVN trong định hướng phát triển của mình. Theo đó, SEA Games sẽ không còn là đấu trường quốc tế quan trọng nhất với TTVN nữa, mà cần phải hướng cái đích ra xa hơn là Asiad hay Olympic. SEA Games giờ đây chỉ được xác định như một bàn đạp để tấn công Asiad, Olympic.

Có một thực tế là chiến lược phát triển TTVN luôn chỉ là lý thuyết. Chiến lược phát triển mới đã được đề ra và có rất nhiều chủ trương, biện pháp, nhưng thực hiện thành công nó hay không lại là một vấn đề khác.

Nhiều năm qua, TTVN vẫn chưa xác định một cách chính xác, đâu là thế mạnh thực sự có thể đủ tranh chấp huy chương ở sân chơi Olympic. Rồi cũng từ đó, xây dựng lên một hệ thống đào tạo, huấn luyện phù hợp, khoa học để duy trì thế mạnh ấy.

Làm thế nào để thoát khỏi “ao làng” khu vực, có lẽ cái câu hỏi này vẫn sẽ còn hỏi rất nhiều lần nữa. TTVN luôn cho thấy sự sẵn sàng, nhưng cứ khi “lâm trận” lại gặp vướng mắc. Đơn giản bởi, chúng ta không có sự phát triển đồng bộ như các nước bạn. Để rồi, giờ đây chúng ta cứ phải hài lòng với những niềm vui nho nhỏ ở sân chơi SEA Games.

Tốp đầu đấy, nhưng có nói lên được gì đâu?!

Song Ngư ( Thethaovietnam.vn)